Không lây lan mạnh mẽ như Corona nhưng gánh nặng Ung thư mang lại cho các gia đình và xã hội là vô cùng lớn. Tại Việt Nam, trong gần 20 năm qua, số bệnh nhân mắc mới ung thư của Việt Nam đã tăng gấp 2,5 lần, dự kiến sẽ tăng lên 200.000 ca vào năm 2020 (Theo Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia – Tháng 7/2019). Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ bệnh cao và mỗi ngày có hơn 300 người qua đời vì ung thư (theo Tổ chức Ung thư Toàn Cầu thống kê năm 2018).
Ngoài tỷ lệ tử vong cao thì chi phí chữa bệnh cũng cao không kém. Virut corana được miễn phí điều trị, nhưng ung thư thì lại không. Số tiền trị những căn bệnh hiểm nghèo lên tới hàng trăm triệu đồng thậm chí là hàng tỷ đồng với thời gian điều trị kéo dài.
Theo GS. Nguyễn Văn Thuấn, giám đốc bệnh viện K chia sẻ: “Người dân cần có thói quen khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm ung thư, đây là điều kiện tiên quyết để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư”. Ngoài ra:
– Với các trường hợp gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư thì cần đi tầm soát ung thư sớm hơn để kịp thời chữa trị.
– Lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng. Nhất là những thực phẩm phòng chống ung thư như: bơ, bắp cải, đu đủ, dứa, tỏi, hành,..
– Không ăn các thực phẩm chứa nguy cơ gây ung thư cao như: các món bị cháy khét, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm phơi khô,…
– Chăm thể dục thể thao.
– Khám sức khỏe định kỳ.
Đặc biệt, một kế hoạch tài chính rõ ràng để phòng bị những rủi ro xảy đến, nhất là khi chúng ta cần tiền chữa bệnh hoặc bị mất đi thu nhập trong quá trình chạy chữa ung thư nói riêng hoặc bệnh hiểm nghèo nói chung.
Những thông tin trên mới chỉ là bề nổi của vấn đề. Bạn muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn. Chúng ta cùng nhau trao đổi nhé!